CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Giới thiệu về chương trình đào tạo
Tên chương trình: Thạc sĩ Luật Kinh tế
Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
Ngành đào tạo: Luật
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60.38.01.07
Định hướng: Ứng dụng
Hình thức đào tạo: Giáo dục chính quy
1.2. Giới thiệu cơ sở đào tạo
Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn sâu, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành nhiệm vụ quan trọng cho sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI, là nhân tố quyết định thành công cho những mục tiêu lớn của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam phải có đủ nguồn nhân lực để có thể chủ động trong các hoạt động kinh tế quốc tế và thực hiện tốt các cam kết trong WTO – đây là thách thức rất lớn đặt ra cho các cơ sở giáo dục và đào tạo của Việt Nam. Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011) đã chỉ rõ: Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc[1]. Để thực hiện mục tiêu này đòi hỏi các trường đại học Việt Nam, trong đó có Trường Đại học Ngoại thương phải thực sự có bước đột phá tạo ra được những chuyển biến rõ rệt trong nhận thức cũng như trong thực tiễn đào tạo.
Được thành lập từ năm 1960 và trong quá trình phát triển, Trường Đại học Ngoại thương (ĐHNT) đã trở thành một trong những trường đại học hàng đầu, một trung tâm nghiên cứu và đào tạo cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, quản trị kinh doanh, thương mại quốc tế, tài chính, ngân hàng, pháp luật kinh doanh quốc tế và ngoại ngữ góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội và thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Là một trường đào tạo danh tiếng của cả nước về kinh tế, kinh tế quốc tế, pháp luật thương mại quốc tế, sứ mệnh và mục tiêu phát triển của Trường từ nay đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 tập trung vào việc đổi mới, đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao để có thể đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, hiện đại hóa và công nghiệp hóa của đất nước, nâng cao chất lượng hoạt động hợp tác, trao đổi với cơ sở đào tạo tiên tiến ở nước ngoài.
Qua hơn 55 năm xây dựng và phát triển, Nhà trường đã đóng góp lớn cho xã hội về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, được các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người học đánh giá cao về chất lượng đầu ra của sinh viên. Hàng năm, số lượng khoảng 5.000 sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh tốt nghiệp của Trường Đại học Ngoại thương là lực lượng nòng cốt trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, quản trị kinh doanh quốc tế, thương mại quốc tế, tài chính, ngân hàng, pháp luật kinh doanh quốc tế và ngoại ngữ của đất nước. Trong số đó, nhiều người hiện đang giữ trọng trách trong các Bộ, Ngành, các Cơ quan ngoại giao, các Trường, Viện nghiên cứu và các doanh nghiệp. Quy mô đào tạo của Trường không ngừng tăng nhanh qua các năm. Từ năm 1978, Trường đã tham gia đào tạo sinh viên quốc tế, chủ yếu từ Cộng hoà DCND Lào, Vương quốc Cam-pu-chia và một số nước khác như Nga, Mông Cổ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp… Tính đến nay, hơn 3000 sinh viên, học viên nước ngoài đã tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại thương.
Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đa dạng hoá các ngành nghề đào tạo, mở rộng quy mô nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, từ năm 1998, từ một trường đơn ngành, chỉ đào tạo chuyên ngành kinh tế đối ngoại, Trường Đại học Ngoại thương đã trở thành trường đa ngành và đa chuyên ngành đào tạo. Các ngành/chuyên ngành đào tạo của Nhà trường bao gồm: Kinh tế đối ngoại, Thương mại quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Quản trị Kinh doanh quốc tế, Tài chính Ngân hàng, Luật Thương mại quốc tế, Tiếng Anh thương mại, Tiếng Nhật thương mại, Tiếng Trung thương mại, Tiếng Pháp thương mại. Chỉ tiêu đào tạo đại học hệ chính quy hàng năm của Nhà trường là 3.600 sinh viên tại Hà Nội và Cở sở TP Hồ Chí Minh, Cơ sở Quảng Ninh. Ngoài ra, Nhà trường còn được Bộ GD&ĐT giao gần 1000 chỉ tiêu cho hệ đào tạo vừa học vừa làm và gần 500 chỉ tiêu đào tạo sau đại học….
Năm 1994, Trường Đại học Ngoại thương đã được Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học theo Quyết định số 450/TTg ngày 24/8/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Chuyên ngành Kinh tế quốc tế (trước đây gọi là chuyên ngành Kinh tế Thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế) được Bộ GD&ĐT giao cho Trường từ năm 1994 theo Quyết định số 2773/ GD-ĐT ngày 26/9/1994 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đối với cả hai cấp đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ. Năm 2003, Bộ GD&ĐT đã ra Quyết định số 5817/QĐ-BGĐ&ĐT-ĐH&SĐH ngày 24/10/2003 về việc giao nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, mã số 60.34.05. Năm 2006, Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Kinh doanh thương mại (trước đây gọi là Thương mại); năm 2010, đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính và Ngân hàng và năm 2012 đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Chính sách và Luật Thương mại quốc tế do Trường Đại học Ngoại thương cấp bằng. Đặc biệt, trong khuôn khổ hợp tác giữa Nhà trường và Trường Đại học Tours (Cộng hòa Pháp), Nhà trường đã tuyển sinh và tham gia đào tạo 10 khóa thạc sĩ Luật kinh doanh quốc tế tại Đại học Ngoại Thương (từ năm 2001 đến năm 2011, bằng do ĐH Tours cấp). Cho đến nay, Trường Đại học Ngoại thương đã và đang đào tạo 23 khoá cao học và 21 khoá NCS với số lượng gần 5000 học viên cao học và hơn 100 NCS.
Từ những cơ sở trên, cùng với nhu cầu đào tạo trình độ thạc sĩ Luật Kinh tế của xã hội, của các cơ quan, tổ chức (xem Phụ lục 1: Kết quả khảo sát người học, cơ quan, tổ chức đính kèm), Trường Đại học Ngoại thương xây dựng Đề án và mở chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ mới – chuyên ngành Luật Kinh tế, chuyên sâu Luật Kinh doanh Quốc tế.
1.3. Giới thiệu về khoa chuyên môn
Khoa Luật của Trường Đại học Ngoại thương được thành lập vào ngày 30 tháng 7 năm 2012 (theo Quyết định số 869/QĐ/ ĐHNT-TCHC của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương).
Tiền thân của Khoa Luật là Bộ môn Luật thuộc Khoa Nghiệp vụ. Sự hình thành và phát triển của Bộ môn Luật gắn liền với sự trưởng thành và phát triển của Trường Đại học Ngoại thương. Năm 1960 khi Trường Đại học Ngoại thương được thành lập trực thuộc Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Công thương), trong số các bộ môn của Khoa có Bộ môn Luật được thành lập. Bộ môn Luật tiếp tục trưởng thành và phát triển khi Trường Đại học Ngoại thương chuyển về trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Khi mới thành lập, Bộ môn Luật chỉ có hai giảng viên luật trong Khoa Nghiệp vụ (sau này là Khoa Kinh tế Ngoại thương) đến năm 1999, khi được chuyển sang Khoa Quản trị Kinh doanh, Bộ môn Luật đã có 12 giảng viên cơ hữu. Năm 2003, theo nhu cầu của xã hội, Nhà trường bắt đầu tuyển sinh chuyên ngành Luật Kinh doanh quốc tế thuộc ngành Quản trị Kinh doanh với chương trình được thiết kế bao gồm cả các kiến thức quản trị và luật. Chuyên ngành này đã đào tạo được 7 khóa sinh viên.
Năm 2011, với định hướng đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, Trường Đại học Ngoại thương được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mở một ngành đào tạo mới là ngành Luật, chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế, do Khoa Luật quản lý về mặt chuyên môn.
Từ chỗ chỉ đảm nhận giảng dạy một môn học là môn “Luật áp dụng trong ngoại thương” cho ngành Kinh tế đối ngoại, đến nay Khoa Luật đã và đang đảm nhận 58 môn học thuộc khoa học pháp lý cho tất cả các ngành từ Luật đến Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, các ngành Ngôn ngữ…
Như vậy, trải qua 56 năm phát triển cùng với sự phát triển của Nhà trường, Bộ môn Luật trước đây, và Khoa Luật ngày nay có nhiệm vụ xây dựng nội dung đào tạo các môn luật cho tất cả các ngành và chuyên ngành tại Trường Đại học Ngoại thương, đồng thời phát triển các ngành, chuyên ngành đào tạo về luật phù hợp với đặc thù, định hướng và chiến lược phát triển của Nhà trường.
Tổng số cán bộ, giảng viên của Khoa là 27 người, trong đó có 26 giảng viên (3 phó giáo sư, 7 tiến sĩ, 10 nghiên cứu sinh, còn lại là thạc sĩ), 01 thư ký khoa. 14/26 giảng viên đã được đào tạo thạc sĩ và/hoặc tiến sĩ ở nước ngoài (Anh, Pháp, Đức, Ý, Thụy Sỹ, Nhật Bản). Số giảng viên cơ hữu là 21 người; Số giảng viên kiêm chức: 5 người. Số người đang học tập tiến sĩ ở nước ngoài: 4 người (Pháp, Anh, Ý).
Khoa Luật có 03 Bộ môn trực thuộc, cụ thể:
Bộ môn Pháp luật cơ sở: gồm 11 giảng viên, phụ trách giảng dạy 21 môn học.
Bộ môn Pháp luật Thương mại quốc tế: 8 giảng viên, phụ trách giảng dạy 18 môn học.
Bộ môn Pháp luật Kinh doanh quốc tế: 7 giảng viên, phụ trách giảng dạy 19 môn học.
Giảng viên của các Bộ môn đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp thành phố…tham gia và có tham luận tại nhiều hội thảo trong nước và quốc tế cũng như có nhiều bài viết về khoa học pháp lý đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và ở nước ngoài.
Khoa và các giảng viên của Khoa đã tham gia nhiều dự án quốc tế về đào tạo và nghiên cứu pháp luật thương mại quốc tế như Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên (Dự án MUTRAP I, II, III), dự án UNDP, dự án MILE, các dự án của Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF).
1.4. Lý do đăng ký mở chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ Luật Kinh tế
1.4.1. Về cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp lý cho việc mở chuyên ngành đào tạo thạc sĩ Luật Kinh tế bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:
Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ trường đại học;
Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
Quyết định số 751/QĐ-TTg ngày 02/06/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Ngoại thương giai đoạn 2015 – 2017;
Thông tư số 38/2010/TT-BGDĐT ngày 22/12/2010, quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình cho phép đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định cho phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ;
Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/05/2014 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT về việc ban hành Qui chế đào tạo trình độ thạc sĩ;
Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/04/2015 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT về việc ban hành Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ;
Quyết định số 751/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 02/6/2015 về việc phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Ngoại thương giai đoạn 2015 – 2017;
Quyết định số 362/QĐ-ĐHNT ngày 25/03/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương về việc ban hành Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của Trường Đại học Ngoại thương;
Quyết định số 884/QĐ-ĐHNT ngày 27/04/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương về việc thành lập Ban xây dựng Đề án đào tạo trình độ thạc sĩ (chuyên sâu Luật Kinh doanh quốc tế);
Với những văn bản quy phạm pháp luật trên, Trường Đại học Ngoại thương có đủ cơ sở pháp lý cho việc mở thêm chuyên ngành đào tạo thạc sĩ Luật Kinh tế.
1.4.2. Về nhu cầu đào tạo
- Về nhu cầu của người học: Hiện nay, hơn 50.000 sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại thương chuyên ngành Luật Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Kinh tế đối ngoại, Tài chính – Ngân hàng và chuyên ngành Tiếng Anh thương mại cùng với hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp ngành Luật, Quản trị kinh doanh, Kinh tế, Thương mại, Tài chính, Ngân hàng,… từ các trường đại học trong và ngoài nước đang có nhu cầu được tiếp tục học nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn của mình để đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực luật và luật kinh tế. Một khảo sát do Trường Đại học Ngoại thương thực hiện năm 2016 cho thấy, có tới 96,7% số công ty/tổ chức cho biết các kiến thức về luật kinh doanh quốc tế là cần thiết cho hoạt động của công ty. Đặc biệt, trên 83% số câu trả lời ở mức độ cần thiết và rất cần thiết cho thấy nhu cầu thực sự của các doanh nghiệp/tổ chức về các kiến thức liên quan đến luật trong hoạt động kinh doanh quốc tế của họ. Rất nhiều doanh nghiệp/tổ chức có nhu cầu đào tạo trình độ sau đại học cho đội ngũ nhân sự pháp luật của mình (73,3% so với 26,7% doanh nghiệp không có nhu cầu). Tính trung bình, mỗi doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo ở trình độ sau đại học cho 2,2 cán bộ pháp luật của mình. Có thể thấy, đây là một tín hiệu khá lạc quan để có thể mở chương trình đào tạo thạc sĩ Luật Kinh tế. Tín hiệu lạc quan này được củng cố thêm với kết quả khảo sát cho thấy 60% doanh nghiệp/tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức về luật kinh doanh quốc tế của mình ở trình độ thạc sĩ (xem Phụ lục 1).
- Về nhu cầu của nền kinh tế: trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay, các tổ chức kinh tế của Việt Nam và nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam đang rất cần một nguồn nhân lực thực sự có chất lượng chuyên môn cao, có đủ khả năng tham gia, phân tích và giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực luật kinh doanh quốc tế. Đặc biệt là khi tham gia vào thương mại quốc tế và giải quyết các tranh chấp có liên quan, Việt Nam đang thiếu chuyên gia để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Doanh nghiệp Việt Nam thường bị thua thiệt nhiều trong các vụ kiện thương mại có yếu tố quốc tế. Vì vậy nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực tương ứng là hết sức cấp thiết.
- Là một trong những cơ sở đào tạo nguồn nhân lực quan trọng cho đất nước trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, kinh doanh quốc tế, pháp luật kinh doanh quốc tế, tài chính, ngân hàng; ở bậc sau đại học bao gồm: Kinh tế quốc tế, Quản trị Kinh doanh, Thương mại, Tài chính – Ngân hàng, việc mở thêm chuyên ngành đào tạo thạc sĩ Luật Kinh tế tại Trường Đại học Ngoại thương sẽ tạo ra bước đột phá trong việc đa dạng hóa chuyên ngành đào tạo đội ngũ chuyên gia có trình độ trên đại học trong lĩnh vực thực thi Luật Kinh tế nói chung và Luật Kinh doanh quốc tế nói riêng – lĩnh vực có vai trò đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Chính phủ về đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế, thể hiện trong Quyết định số 137/2003/QĐ-TTg ngày 11/07/2003 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020.
1.4.3. Về kinh nghiệm đào tạo
- Về kinh nghiệm đào tạo đại học: Trường Đại học Ngoại thương đã có hơn 55 năm đào tạo ở bậc đại học các chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, Thương mại quốc tế, Luật Kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh quốc tế, Tài chính ngân hàng, Kinh tế quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Tiếng Anh thương mại, Tiếng Nhật thương mại, Tiếng Trung thương mại, Tiếng Pháp thương mại…, đóng góp đáng kể vào việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, kinh doanh quốc tế, ngoại ngữ, tài chính và ngân hàng, thương mại quốc tế và đã có 2 Khóa sinh viên tốt nghiệp ngành Luật, chuyên ngành Luật thương mại quốc tế.
- Về kinh nghiệm đào tạo SĐH: Trường Đại học Ngoại thương có kinh nghiệm hơn 23 năm đào tạo SĐH chuyên ngành Kinh tế, hơn 7 năm đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh, hơn 5 năm đào tạo thạc sĩ Kinh doanh Thương mại, 3 khoá Chính sách và Luật Thương mại quốc tế. Trường đã và đang đào tạo 23 khoá cao học và 21 khoá NCS với số lượng gần 5000 học viên cao học và hơn 100 NCS.
- Về hợp tác quốc tế đào tạo SĐH: Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về khuyến khích và tăng cường hợp tác đào tạo trong lĩnh vực giáo dục, Trường Đại học Ngoại thương đặc biệt chú trọng hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo sau đại học. Hiện nay, Trường đang thực hiện rất hiệu quả chương trình hợp tác với Đại học Nantes của Pháp về đào tạo sau đại học cấp bằng thạc sĩ Quản trị dự án và Đại học Rennes 2 về đào tạo sau đại học cấp bằng thạc sĩ Nghiên cứu Quan hệ Kinh tế Á – Âu. Ngoài ra, trong giai đoạn 2001-2011, Nhà trường đã hợp tác với Đại học Tours của Pháp để đào tạo sau đại học cấp bằng thạc sĩ Luật kinh doanh quốc tế. Từ năm 2012, trong khuôn khổ dự án SECO, Nhà trường đã hợp tác với Viện Thương mại quốc tế xây dựng và phát triển chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ Chính sách và Luật Thương mại quốc tế. Từ các chương trình liên kết và hợp tác đào tạo này, Nhà trường đã phát triển được đội ngũ giảng viên, hoàn thiện được phương pháp giảng dạy, bổ sung hệ thống học liệu cho việc đào tạo sau đại học của Nhà trường. Các chương trình đào tạo mang tính chất quốc tế của các đối tác cũng là những gợi ý để Nhà trường tham khảo trong việc phát triển các học phần/chương trình đào tạo mới.
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO
2.1. Mục tiêu
2.1.1. Mục tiêu chung
Chương trình cung cấp các kiến thức lý luận và thực tiễn và các kỹ năng cần thiết để học viên có thể trở thành chuyên gia trong lĩnh vực luật kinh tế, chuyên sâu kinh doanh quốc tế; có khả năng làm việc độc lập hoặc lãnh đạo tại các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tại các doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, các cơ quan tư pháp và các cơ quan xây dựng pháp luật; có khả năng vận dụng kiến thức pháp luật trong hoạt động kinh tế, kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ cho tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
– Về năng lực:
Học viên sau khi tốt nghiệp sẽ có được những năng lực sau:
+ Có năng lực tư duy tổng hợp và nắm vững kiến thức về Luật Kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế;
+ Có khả năng phân tích, vận dụng các quy định của pháp luật điều chỉnh các hoạt động kinh tế và kinh doanh quốc tế;
+ Có phương pháp tiếp cận hiện đại và tư duy pháp lý hiện đại để giải quyết những vấn đề phát sinh các hoạt động kinh tế và kinh doanh quốc tế;
+ Có khả năng phân tích tình huống, giải quyết tranh chấp trong thương mại và kinh doanh quốc tế.
- Về kiến thức:
Học viên được trang bị kiến thức khoa học pháp lý về kinh tế, chuyên sâu luật kinh doanh quốc tế. Cụ thể:
+ Nhóm kiến thức về nguyên lý của pháp luật kinh tế;
+ Nhóm kiến thức về hình thức tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp;
+ Nhóm kiến thức về pháp luật hợp đồng, giao dịch hợp đồng;
+ Nhóm kiến thức về pháp luật đầu tư và đầu tư quốc tế;
+ Nhóm kiến thức về các phương thức giải quyết tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế.
+ Nhóm kiến thức bổ trợ cho pháp luật kinh tế và pháp luật kinh doanh quốc tế
– Về kỹ năng:
Hình thành và phát triển triển kỹ năng hoạt động thực tiễn của học viên sau khi tốt nghiệp, cụ thể:
+ Tham gia vào các thủ tục tố tụng kinh tế, thương mại;
+ Kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng thương mại quốc tế;
+ Kỹ năng tư vấn về thương mại, đầu tư quốc tế;
+ Tham gia giải quyết tranh chấp kinh doanh quốc tế.
2.2. Chuẩn đầu ra của chương trình
2.2.1. Chuẩn về kiến thức
– Làm chủ kiến thức chuyên ngành, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo;
– Có tư duy phản biện; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới;
– Có kiến thức pháp lý và thực tiễn mang tính chuyên sâu trong lĩnh vực thuộc chuyên ngành đào tạo, bao gồm: các kiến thức về pháp luật kinh tế, chuyên sâu về pháp luật kinh doanh quốc tế, cạnh tranh, đầu tư quốc tế, sở hữu trí tuệ, tài chính-ngân hàng, giải quyết tranh chấp kinh doanh quốc tế…
2.2.2. Chuẩn về kỹ năng
- Tham gia các thủ tục tố tụng kinh tế, thương mại;
- Kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng thương mại quốc tế;
- Kỹ năng tư vấn về thương mại, đầu tư quốc tế;
- Kỹ năng giải quyết tranh chấp kinh doanh quốc tế;
- Có năng lực nhận dạng và giải quyết kịp thời các vấn đề pháp lý nảy sinh trong thực tiễn kinh doanh quốc tế;
- Có khả năng nghiên cứu các vấn đề chuyên sâu về chuyên ngành đào tạo; thực hiện các báo cáo khoa học;
- Đạt trình độ ngoại ngữ tối thiểu Bậc 3 theo Khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam và có khả năng sử dụng ngoại ngữ phục vụ công tác chuyên môn, nghiên cứu; có kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành ở mức có thể hiểu được các báo cáo, các bài viết về các chủ đề liên quan đến ngành được đào tạo; có thể diễn đạt bằng ngoại ngữ trong các tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn; có thể trình bày rõ ràng các ý kiến và phản biện một vấn đề kỹ thuật bằng ngoại ngữ.
2.2.3. Chuẩn về năng lực tự chủ và trách nhiệm nghề nghiệp
- Có năng lực vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức pháp lý thuộc chuyên ngành đào tạo vào giải quyết một các hiệu quả các vấn đề của thực tiễn đời sống kinh tế và kinh doanh quốc tế;
- Có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn;
- Có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch và đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ;
- Có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn;
- Có đạo đức nghề nghiệp của luật gia, có ý thức, tôn trọng và chấp hành pháp luật, có bản lĩnh nghề nghiệp và thái độ trung thực, yêu nghề và có trách nhiệm trong công việc và với cộng đồng;
- Có tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học, trách nhiệm với công việc được giao và có tinh thần cầu tiến, hợp tác, thân thiện với các đồng nghiệp và cá nhân khác trong công việc;
2.2.4. Vị trí việc làm có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ Luật Kinh tế, chuyên sâu Luật kinh doanh quốc tế, học viên có thể sử dụng các kiến thức và kỹ năng được đào tạo để tham gia và đảm nhiệm nhiều cương vị công việc khác nhau như:
Nhóm 1: làm việc tại các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương trong các công việc liên quan đến quản lý kinh tế, hội nhập quốc tế dưới giác độ của pháp luật như các tại các bộ, ủy ban nhân dân các cấp, Văn phòng chính phủ, các cơ quan tòa án, viện kiểm sát…
Nhóm 2: làm việc cho các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như luật sư, tư vấn trong các công ty, văn phòng luật; chuyên viên pháp chế trong các doanh nghiệp có yêu cầu sử dụng nhân lực chuyên môn cao trong lĩnh vực luật kinh doanh quốc tế;
Nhóm 3: làm việc cho các tổ chức quốc tế liên chính phủ, phi chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế khác;
Nhóm 4: giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu hoặc đào tạo về pháp Luật Kinh tế, đặc biệt là luật kinh doanh quốc tế như các trường đại học, các viện nghiên cứu, các trung tâm đào tạo và nghiên cứu.
2.2.5. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Với những phương pháp tiếp cận được cung cấp trong chương trình thạc sĩ, sau khi tốt nghiệp, học viên có khả năng tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn và có khả năng tham gia học tập ở bậc học cao hơn tại các cơ sở đào tạo luật trong nước và ở nước ngoài.
2.3. Điều kiện dự thi
2.3.1. Điều kiện văn bằng
Người dự thi tuyển sinh chương trình đào tạo thạc sĩ Luật Kinh tế cần có một trong các điều kiện sau:
- Đã tốt nghiệp đại học ngành Luật hoặc phù hợp với ngành Luật bao gồm các ngành sau: Luật, Luật thương mại, Luật Kinh tế, Luật kinh doanh, Luật quốc tế, Luật kinh doanh quốc tế, Luật thương mại quốc tế.
- Đã tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Luật, bao gồm các nhóm ngành/ngành/chuyên ngành sau: Quản trị – Luật, Kinh tế – Luật, Tiếng Anh pháp lý, Kinh tế, Kinh tế đối ngoại, Kinh tế quốc tế, Thương mại quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Quan hệ quốc tế, Kinh doanh và quản lý, Quản trị Kinh doanh, Tài chính-Ngân hàng, Kế toán-Kiểm toán và các ngành/chuyên ngành đào tạo khác cùng nhóm ngành và đã học bổ sung kiến thức các học phần dưới đây:
TT | Tên học phần | Số tín chỉ |
1 | Lý luận Nhà nước và Pháp luật | 3 |
2 | Luật dân sự | 3 |
3 | Tư pháp quốc tế | 3 |
4 | Luật doanh nghiệp | 3 |
5 | Pháp luật kinh doanh quốc tế | 3 |
6 | Pháp luật thương mại quốc tế | 3 |
2.3.2. Điều kiện thâm niên công tác
Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học ngành Luật hoặc phù hợp với ngành Luật có thể dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Những thí sinh còn lại phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm công tác.
2.4. Số lượng học viên có thể tiếp nhận hàng năm (chỉ tiêu tuyển sinh)
Chương trình có thể tiếp nhận mỗi khóa khoảng 50 học viên.
2.5. Các môn thi tuyển sinh
- Môn thi chủ chốt: Pháp luật Đại cương
- Môn thi không chủ chốt: Kiểm tra năng lực thí sinh
- Môn ngoại ngữ: Tiếng Anh.
Hình thức thi: thi viết (đối với môn Pháp luật đại cương và Tiếng Anh), phỏng vấn (đối với Kiểm tra năng lực thí sinh theo Phụ lục 4 đính kèm).
Người dự thi tuyển sinh thỏa mãn một trong các điều kiện dưới đây sẽ được miễn thi môn Tiếng Anh:
- Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;
- Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam mà ngôn ngữ thực hiện bằng tiếng Anh hoặc bằng cử nhân chất lượng cao của Trường Đại học Ngoại thương;
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ tiếng Anh;
- Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ được quy định theo bảng dưới đây, trong thời hạn 2 năm từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi, được cấp bởi một cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoặc công nhận.
Chứng chỉ ngoại ngữ đối với Tiếng Anh
Cấp độ (CEFR) | IELTS | TOEFL | TOEIC | Cambridge Exam | BEC | BULATS | Khung Châu Âu |
3/6 (Khung VN) | 4.5 | 450 PBT 133 CBT 45 iBT | 450 | Preliminary PET | Business Preliminary | 40 | B1 |
Các điểm số nêu trên là điểm tối thiểu cần đạt được
2.6. Xét trúng tuyển
Điều kiện xét trúng tuyển: Điểm của các Môn thi đạt 5 điểm trở lên và Môn ngoại ngữ đạt từ 50 điểm trở lên.
Điểm xét trúng tuyển: Tính bằng tổng điểm của Môn thi chủ chốt và Môn thi không chủ chốt. Điểm trúng tuyển được lấy từ cao xuống thấp, cho đến khi tuyển đủ chỉ tiêu.
2.7. Cách thức tổ chức quản lý đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
2.7.1. Những căn cứ để quản lý
Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Quy định về đào tạo trình độ thạc sĩ, nội quy, kế hoạch giảng dạy và học tập cho toàn khóa học và cho từng năm học của Trường Đại học Ngoại thương.
2.7.2. Cách thức tổ chức đào tạo
Thời gian đào tạo: 18 tháng, học vào ban ngày và/hoặc buổi tối.
Trong quá trình học, để tăng tính thực tiễn cho chương trình, đối với những môn chuyên ngành, cơ sở đào tạo sẽ mời những chuyên gia như luật sư, thẩm phán, trọng tài viên nói chuyện chuyên đề về những vấn đề pháp lý trong hoạt động kinh tế, thương mại và kinh doanh quốc tế trong thực tiễn đang được cộng đồng doanh nghiệp quan tâm. Ngoài ra, dựa trên nguyện vọng và khả năng tài chính của học viên, Nhà trường có thể tổ chức khảo sát thực địa ở trong nước hoặc nước ngoài (Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Anh…).
Phương pháp giảng dạy: áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, lấy học viên là trung tâm, giảm thời gian dạy lý thuyết, tăng thời lượng cho thực hành thông qua các bài tập tình huống, thảo luận nhóm, thực hành diễn án và khảo sát thực địa,… nhằm phát huy khả năng nghiên cứu, tự nghiên cứu và làm việc nhóm của học viên.
Tăng cường sử dụng các phương tiện hiện đại cho giảng dạy và nghiên cứu, chủ động khai thác hệ thống tư liệu của thư viện và mạng thông tin để phục vụ cho đào tạo chương trình này.
2.7.3. Luận văn
- Luận văn của chương trình là một báo cáo chuyên đề kết quả nghiên cứu giải quyết một vấn đề đặt ra trong thực tiễn hoạt động của bộ ngành, doanh nghiệp, tổ chức; hoặc báo cáo kết quả tổ chức, triển khai áp dụng một nghiên cứu lý thuyết, một mô hình mới… trong lĩnh vực chuyên ngành vào thực tế bộ ngành, doanh nghiệp, tổ chức;
- Luận văn phải có giá trị khoa học, giá trị thực tiễn, giá trị văn hoá, đạo đức và phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam;
- Luận văn phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật sở hữu trí tuệ. Việc sử dụng hoặc trích dẫn kết quả nghiên cứu của người khác hoặc của đồng tác giả phải được dẫn nguồn đầy đủ, rõ ràng tại vị trí trích dẫn và tại danh mục tài liệu tham khảo. Kết quả nghiên cứu trong luận văn phải là kết quả lao động của chính tác giả, chưa được người khác công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào;
- Luận văn được trình bày khoa học, rõ ràng, mạch lạc, khúc chiết, không tẩy xóa, được trình bày theo quy định của Trường Đại học Ngoại thương.
- Khuyến khích học viên đăng ký đề tài liên quan đến những vấn đề thực tiễn của doanh nghiệp, tổ chức nơi học viên đang công tác.
Mỗi luận văn có một hoặc hai người hướng dẫn, người hướng dẫn phải có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ. Trường hợp có hai người hướng dẫn, người hướng dẫn thứ hai có thể là người có học vị thạc sĩ từ 3 năm trở lên cùng ngành đào tạo và có tối thiểu 15 năm kinh nghiệm làm công tác thực tế thuộc lĩnh vực của đề tài; được hướng dẫn tối đa 2 học viên trong cùng thời gian.
Hội đồng đánh giá luận văn được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng đối với từng học viên. Hội đồng đánh giá luận văn có 05 thành viên, gồm: Chủ tịch, thư ký, 02 phản biện và 01 uỷ viên. Hội đồng đánh giá luận văn phải có tối thiểu hai thành viên ở ngoài trường, thuộc hai đơn vị khác nhau; trong đó, ít nhất có một người là phản biện. Người hướng dẫn không được là thành viên Hội đồng đánh giá luận văn.
Các thành viên Hội đồng đánh giá luận văn là những người có học vị tiến sĩ từ 2 năm trở lên hoặc có chức danh phó giáo sư, giáo sư cùng ngành, chuyên ngành đào tạo với học viên, có phẩm chất đạo đức tốt, am hiểu lĩnh vực của đề tài luận văn. Trong số các thành viên Hội đồng đánh giá luận văn ngoài trường phải có tối thiểu một người đang làm công tác thuộc lĩnh vực của đề tài. Trường hợp không có người đang làm công tác thực tế đủ tiêu chuẩn thành viên hội đồng theo quy định trên thì có thể mời người có học vị thạc sĩ từ 3 năm trở lên cùng ngành đào tạo và có tối thiểu 15 năm kinh nghiệm làm công tác thực tế thuộc lĩnh vực của đề tài tham gia làm ủy viên Hội đồng.
2.7.4. Điều kiện tốt nghiệp
Tổng thời gian đào tạo là 18 tháng (trường hợp cần thiết có thể gia hạn thêm hai năm).
Học viên phải hoàn thành kế hoạch học tập và nghiên cứu khoa học đúng thời hạn quy định theo chương trình, kế hoạch của cơ sở đào tạo, hoàn thành luận văn và bảo vệ thành công trước Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ của Trường Đại học Ngoại thương và các điều kiện khác theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
CHƯƠNG 3: KHẢ NĂNG ĐÀO TẠO
3.1. Đội ngũ giảng viên
3.1.1. Đội ngũ giảng viên cơ hữu đúng chuyên ngành
Số TT | Họ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tại | Chức danh, năm phong | Học vị, nước, năm tốt nghiệp | Chuyên ngành | Tham gia đào tạo SĐH (năm, CSĐT) | Thành tích khoa học (số lượng đề tài, các bài báo) |
1 | Tăng Văn Nghĩa, 1965, Trưởng Khoa Sau đại học | PGS, 2010 | Tiến sĩ, Đức, 2004 | Luật học/Luật Kinh tế | 2004, ĐHNT | Chủ trì 4 đề tài, tham gia 01 đề tài, 15 bài đăng tạp chí, chủ biên và tham gia nhiều giáo trình/sách chuyên khảo |
2 | Nguyễn Minh Hằng, 1978, Trưởng Khoa Luật | Tiến sĩ, Pháp, 2009 | Luật Kinh doanh Quốc tế | 2010, ĐHNT | Chủ biên và tham gia 6 sách tham khảo, tác giả 12 bài đăng tạp chí, đồng tác giả 5 bài đăng tạp chí | |
3 | Hồ Thuý Ngọc, 1977, Trưởng Khoa Đào tạo Quốc tế | PGS, 2015 | Tiến sĩ, Việt Nam 2010 | Kinh tế,
Luật |
2011, ĐHNT | Chủ nhiệm 03 đề tài, tham gia 7 đề tài, chủ biên và tham gia 7 giáo trình, 16 bài báo |
4 | Nguyễn Bình Minh, 1979, Phó trưởng khoa Đào tạo Quốc tế | Tiến sĩ, UK, 2014 | Luật Kinh doanh Quốc tế | 2015, ĐHNT | Chủ nhiệm 02 đề tài, tham gia 5 đề tài, 3 bài báo | |
5 | Võ Sỹ Mạnh, 1982, Giám đốc Trung tâm Đảm bảo Chất lượng | Tiến sĩ, Việt Nam, 2014 | Luật Kinh tế | 2015, ĐHNT | Chủ nhiệm 04 đề tài, tham gia 8 đề tài, tác giả 11 bài báo, tham gia 02 giáo trình | |
6 | Hà Công Anh Bảo, 1984, Phó trưởng Khoa Luật | Tiến sĩ, Việt Nam, 2014 | Quản trị Kinh doanh, Luật | 2015, ĐHNT | Chủ nhiệm 3 đề tài, tham gia 8 đề tài, 8 bài báo | |
7 | Bùi Ngọc Sơn, 1960 | PGS, 2007 | Tiến sĩ, Việt Nam, 2003 | Kinh tế, Luật | 2003, ĐHNT | Chủ trì 9 đề tài, tham gia 7 đề tài, chủ biên 3 giáo trình và sách chuyên khảo, đồng tác giả 4 giáo trình và sách chuyên khảo, 17 bài báo |
8 | Ngô Quốc Chiến, 1976, Giảng viên Khoa Luật | Tiến sĩ, Pháp, 2012 | Luật Kinh doanh Quốc tế | 2013, ĐHNT | 20 bài báo; tham gia 2 đề tài, 1 giáo trình, 1 sách chuyên khảo | |
9 | Nguyễn Ngọc Hà, 1983, Giảng viên Khoa Luật | Tiến sĩ, Pháp, 2014 | Luật Thương mại Quốc tế | 2015, ĐHNT | Tham gia viết 04 giáo trình, Chủ nhiệm 02 đề tài, tham gia 08 đề tài, 5 bài báo | |
10 | Nguyễn Minh Thư, 1985, Giảng viên Khoa Luật | Tiến sĩ, Việt Nam, 2015 | Luật Dân sự | Tham gia 05 đề tài, chủ nhiệm 01 đề tài, 5 bài báo |
3.1.2. Đội ngũ giảng viên cơ hữu thuộc các chuyên ngành khác tham gia giảng dạy
TT | Họ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tại | Chức danh, năm phong | Học vị, nước, năm tốt nghiệp | Chuyên ngành | Tham gia đào tạo SĐH (năm, CSĐT) | Thành tích khoa học (số lượng đề tài, các bài báo) |
1 | Hoàng Văn Châu, 1955, Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHNT | GS, 2002 | Tiến sĩ, Liên Xô | Kinh tế | 1994, ĐHNT | Nhiều bài báo, chủ nhiệm nhiều đề tài cấp bộ và nhà nước, tác giả nhiều cuốn sách |
2 | Lê Thị Thu Thuỷ | PGS, 2015 | Tiến sĩ, Việt Nam, 2007 | Kinh tế | 2007, ĐHNT | Tác giả, đồng tác giả nhiều giáo trình, sách chuyên khảo, nhiều bài báo được đăng trên các tạp chí chuyên ngành |
3 | Nguyễn Thu Thuỷ, 1975, Phó Hiệu trưởng | PGS, 2012 | Tiến sĩ, Tilburg University, Hà Lan, 2008 | Tài chính | 2009, ĐHNT | 15 Đề tài, 48 Bài báo, 29 Bài đăng Kỷ yếu + Sách |
4 | Nguyễn Văn Minh, 1971, Viện trưởng Viện Kinh tế và Thương mại Quốc tế | PGS, 2011 | Tiến sĩ Khoa học, Trường Đại học Tổng hợp kỹ thuật Ariôn Liên Bang Nga, 2003 | Kinh tế và Quản lý Kinh tế Quốc dân | 2007, ĐHNT | 14 Đề tài, 35 Bài báo |
5 | Bùi Thị Lý, 1972, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế | PGS, 2009 | Tiến sĩ, 2003, Việt Nam | Kinh tế | 2004, ĐHNT | Nhiều bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành và đề tài NCKH các cấp |
6 | Lê Thái Phong, 1978, Trưởng Khoa Quản trị Kinh doanh | PGS, 2016 | Tiến sĩ, Đại Học Leeds, Vương quốc Anh 2012 | Kinh doanh Quốc tế | Đại Học 2013, ĐHNT | 08 Đề tài, 12 Bài báo, 02 Bài đăng Kỷ yếu. |
7 | Trần Thị Kim Anh, 1972, Trưởng khoa Khoa Kế toán Kiểm toán | Tiến sĩ, Việt Nam, 2008 | Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế | 2009, ĐHNT | 08 Đề tài, 01 Sách tham khảo, 17 Bài báo và Kỷ yếu | |
8 | Nguyễn Việt Dũng, Trưởng Khoa Tài chính Ngân hàng | PGS, 2012 | Tiến sĩ, 2005, Pháp | Tài chính | 2006, ĐHNT | Nhiều bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành và đề tài NCKH các cấp |
9 | Từ Thuý Anh, Trưởng khoa Kinh tế Quốc tế | PGS, 2011 | Tiến sĩ, 2005, Hoa Kỳ | Kinh tế học | 2006, ĐHNT | Nhiều bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành và đề tài NCKH các cấp |
10 | Hoàng Xuân Bình, Trưởng khoa Khoa Đào tạo Tại chức | PGS, 2015 | Tiến sĩ, Việt Nam | Kinh tế | 2011, ĐHNT | Nhiều bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành và đề tài NCKH các cấp |
11 | Vũ Thị Hiền, 1976, Trưởng phòng Quản lý dự án | Tiến sĩ, ĐHNT, 2013 | Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế | 2014, ĐHNT | 18 Đề tài, 03 Bài báo, 07 Bài kỷ yếu, 05 Sách chuyên khảo, tham khảo | |
12 | Đào Ngọc Tiến, 1979, Trưởng phòng Quản lý Khoa học | PGS, 2015 | Tiến sĩ, 2010 | Kinh tế | ĐHNT, 2010 | Nhiều bài báo được đăng trên các tạp chí chuyên ngành, chủ nhiệm và tham gia nhiều đề tài NCKH |
13 | Hoàng Thị Hoà, 1977, Trưởng khoa Tiếng Anh chuyên ngành | Tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014 | Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu | 2015, ĐHNT | 04 Đề tài, 04 Bài báo, 06 Bài Đăng kỷ yếu | |
14 | Nguyễn Thị Dung Huệ, 1975, Trưởng khoa Tiếng Anh thương mại | Tiến sĩ, ĐHNT, 2012 | KTTG&QHKTQT | 2013, ĐHNT | 01 Đề tài, 10 Bài báo, 08 Bài đăng kỷ yếu | |
15 | Nguyễn Hoàng Ánh, 1962, Phó Viện trưởng Viện KT và TMQT | PGS, 2009 | Tiến sĩ, 2004 | KTTG&QHKTQT | 2005 ĐHNT | 12 Đề tài, 27 Bài báo, 06 bài kỷ yếu |
16 | Bùi Liên Hà, 1974, Phó trưởng phòng Quản lý đào tạo | Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2012 | Kinh tế và Quản lý thương mại | 2013, ĐHNT | 08 Đề tài, 07 Bài báo, 01 Sách tham khảo | |
17 | Nguyễn Bình Dương, 1979, Khoa Kinh tế Quốc tế | Tiến sĩ, Đại học Paris 13 – Villetaneus, CH Pháp, 2011 | Kinh tế học | 2012, ĐHNT | 04 đề tài, 07 bài báo | |
18 | Nguyễn Đỗ Quyên, 1984, Khoa Tài chính Ngân hàng | Tiến sĩ, UK, 2014 | Tài chính | 2015, ĐHNT | 06 Đề tài, 02 Sách chuyên khảo, 04 Bài đăng Kỷ yếu | |
19 | Đặng Thị Nhàn, 1970, Khoa Tài chính Ngân hàng | PGS, 2010 | Tiến sĩ, Việt Nam | Kinh tế | 2008, ĐHNT | |
20 | Nguyễn Hồng Quân, 1979, Khoa Quản trị Kinh doanh | Tiến sĩ, ĐHNT, 2015 | Quản trị Kinh doanh | 03 Đề tài, 05 Bài báo, 02 Bài đăng kỷ yếu | ||
21 | Trần Thị Hiền, 1976, Khoa Tiếng Anh Thương mại | Tiến sĩ, UK, 2016 | Quản trị | 01 bài báo, 7 bài trình bày tại Hội thảo | ||
22 | Vũ Thành Toàn, 1978, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế | Tiến sĩ, ĐHNT, 2012 | KTTG&QHKTQT | 2013, ĐHNT | Tham gia 04 đề tài, 03 bài báo, 03 bài đăng kỷ yếu hội thảo | |
23 | Trần Sĩ Lâm, 1972, Khoa kinh tế và Kinh doanh quốc tế | PGS, 2016 | Tiến sĩ, Ba Lan, 2003 | Kinh tế | 2004, ĐHNT | Tham gia/Chủ nhiệm 10 Đề tài; 13 Bài báo, 06 Bài Đăng tạp chí; Tham gia chủ biên 04 Giáo trình và Sách chuyên khảo |
24 | Nguyễn Quang Minh, 1961, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế | Tiến sĩ, ĐHNT, 2006 | KTTG&QHKTQT | 2007, ĐHNT | Tham gia và Chủ nhiệm 04 Đề tài, 11 Bài báo, 03 Bài đăng kỷ yếu, 01 Sách chuyên khảo | |
25 | Phạm Duy Liên, 1954, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế. | PGS, 2005 | Tiến sĩ, ĐHNT, 2001 | KTTG&QHKTQT | 2002, ĐHNT | 01 Giáo trình, 02 Sách chuyên khảo, 10 Bài báo, 13 Bài đăng kỷ yếu, 06 Đề tài. |
26 | Vũ Thị Hạnh, 1978, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế | Tiến sĩ, Vương quốc Bỉ ,2015 | Kinh tế và Quản lý | ĐHNT, 2016 | 06 Đề tài, 03 Bài báo | |
27 | Đoàn Văn Khái, 1955, Khoa Lý luận Chính trị | PGS, 2007 | Tiến sĩ, Việt Nam, 2001 | Triết học | 2002, ĐHNT | 09 Đề tài, 22 Bài báo, 01 Giáo trình, 01 Sách chuyên khảo. |
28 | Vũ Thị Kim Oanh, 1958, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế | PGS, 2011 | Tiến sĩ, ĐHNT, 2002 | KTTG&QHKTQT | 2003, ĐHNT | 05 Đề tài, 09 Bài báo, 01 Sách chuyên khảo |
29 | Vũ Huyền Phương, 1981, Phòng Quản lý khoa học | Tiến sĩ, ĐHNT, 2013 | KTTG&QHKTQT | 2014, ĐHNT | 06 Đề tài, 06 Bài báo | |
30 | Nguyễn Thanh Bình, 1971, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế | PGS, 2009 | Tiến sĩ, Việt Nam | Kinh tế | 2005, ĐHNT | Nhiều bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành, chủ biên 1 cuốn sách chuyên khảo, tham gia nhiều đề tài NCKH cấp Bộ |
31 | Nguyễn Thị Thuỳ Vinh, Khoa Kinh tế Quốc tế | PGS, 2016 | Tiến sĩ, Nhật Bản | Kinh tế | 2011, ĐHNT | Nhiều bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành và đề tài NCKH các cấp |
3.1.3. Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng
Số TT | Họ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tại | Học hàm, năm phong | Học vị, nước, năm tốt nghiệp | Chuyên ngành | Tham gia đào tạo SĐH (năm, CSĐT) | Thành tích khoa học (số lượng đề tài, các bài báo) |
1 | Nguyễn Thị Mơ, 1949, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam | Giáo sư, 2003 | Tiến sĩ, Liên Xô, 1984 | Luật học | Trường Đại học TH Lômônôxốp, Liên Xô, 21984 | Chủ biên nhiều sách chuyên khảo, giáo trình, đăng nhiều bài viết trên tạp chí chuyên ngành, chủ nhiệm nhiều đề tài cấp bộ |
2 | Lê Hồng Hạnh, 1953, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Luật gia Việt Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu ASEAN | Giáo sư, 2006 | Tiến sĩ, Liên Xô, 1986 | Luật học/Luật kinh tế | Đại học Luật, 1996 | Chủ biên nhiều sách chuyên khảo, giáo trình, đăng nhiều bài viết trên tạp chí chuyên ngành, chủ nhiệm nhiều đề tài cấp bộ |
3 | Trần Văn Nam, 1966, Trưởng Khoa Luật, Trường Đại học KTQT | Phó giáo sư, | Tiến sĩ, KTQD, 2000 | Kinh tế | Trường ĐH KTQD, 2001 | Chủ biên nhiều sách chuyên khảo, giáo trình, nhiều bài viết trên tạp chí chuyên ngành |
4 | Nguyễn Thị Vân Anh, 1967, Phó trưởng khoa Đào tạo Sau đại học, Đại học Luật Hà Nội | Phó giáo sư, 2014 | Tiến sĩ, 2007 | Luật Kinh tế | Đại học Luật, 2007 | Chủ biên nhiều sách chuyên khảo, giáo trình, đăng nhiều bài viết trên tạp chí chuyên ngành, chủ nhiệm nhiều đề tài cấp bộ |
5 | Vương Thanh Thuý, 1979, Đại học Luật Hà Nội | Tiến sĩ, 2011 | Luật học | Đại học Luật Hà Nội, 2011 | Nhiều bài viết trên tạp chí chuyên ngành, tham gia và chủ nhiệm nhiều đề tài các cấp | |
6 | Trần Thị Thu Phương, 1977, Đại học Thương mại | Tiến sĩ, Pháp, 2007 | Luật Quốc tế | Đại học Thương mại, 2008 | Nhiều bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành, nhiều bài viết hội thảo, tham gia và chủ nhiệm đề tài NCKH các cấp | |
7 | Phan Thảo Nguyên, 1972, Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông | Tiến sĩ, 2006 | Luật Kinh tế | Viện Nhà nước và Pháp Luật, Việt Nam, 2006 | 13 bài báo, 02 sách | |
8 | Vũ Đức Long, 1954, Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm | Tiến sĩ, Liên Xô, 1995 | Luật Quốc tế | Đại học Luật, 1996 | 20 bài báo, 08 đề tài, 05 sách chuyên khảo | |
9 | Vũ Văn Ngọc, 1976 Phó Trưởng phòng Tổ chức cán bộ | Tiến sĩ, UK, 2013 | Luật học | ĐH KTQD 2014 | 4 đề tài; 9 bài báo và kỷ yếu | |
10 | Nguyễn Thị Thu Hiền, 1978, Phó trưởng Khoa Pháp luật Thương mại Quốc tế | Tiến sĩ, Việt Nam, 2014 | Luật Quốc tế | Đại học Luật, 2014 | 6 đề tài, 15 bài báo | |
11 | Đỗ Đức Hồng Hà, 1969, Nguyên Hiệu trưởng Trường Trung cấp Luật Đồng Hới | Tiến sĩ, Việt Nam, 2007 | Luật Hình sự, Luật tố tụng hình sự và Tội phạm học | Trường Đại học Luật Hà Nội, Việt Nam, 2007 | 9 đề tài, 13 bài đăng kỷ yếu, 57 bài báo, 58 sách | |
12 | Nguyễn Văn Cừ, 1960, Trưởng Khoa Pháp luật Dân sự | PGS, 2015 | Tiến sĩ, Việt Nam, 2005 | Luật Dân sự | Trường Đại học Luật Hà Nội, 2005 | 11 sách tham khảo và chuyên khảo, 5 đề tài, 12 bài đăng kỷ yếu hội thảo, 18 bài báo |
13 | Đỗ Văn Đại, 1974, Trưởng Khoa Luật Dân sự, Đại học Luật TPHCM | PGS, 2012 | Tiến sĩ, Pháp, 2004 | Đại học Aix-Marseille III (Pháp), 2004 | 17 sách, 120 bài báo | |
14 | Nguyễn Tiến Vinh, 1974, Khoa Luật, Đại học Quốc gia | Tiến sĩ, Pháp, 2013 | Luật Quốc tế | Đại học quốc gia Hà Nội, 2013 | Chủ biên nhiều sách chuyên khảo, giáo trình, đăng nhiều bài viết trên tạp chí chuyên ngành, chủ nhiệm nhiều đề tài cấp bộ | |
15 | Đoàn Năng, 1952, Khoa Luật Đại học Quốc gia | Phó giáo sư, 2001 | Tiến sĩ, Liên Xô, 1986 | Tư pháp Quốc tế | Đại học Luật Hà Nội, 1996 | 23 đề tài, 14 giáo trình, sách tham khảo, chuyên khảo, 38 bài báo |
16 | Nguyễn Như Phát, 1956, Viện Nhà nước và Pháp luật | PGS, 1996 | Tiến sĩ, Đức, | Luật Kinh tế | Viện Nhà nước và Pháp luật 1996 | Chủ biên nhiều sách chuyên khảo, giáo trình, đăng nhiều bài viết trên tạp chí chuyên ngành, chủ nhiệm nhiều đề tài cấp bộ |
17 | Mai Hồng Quỳ, 1962, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TPHCM | PGS, 2002 | Tiến sĩ, Liên Xô, 1994 | Luật học | ĐH Luật TPHCM | Xuất bản nhiều sách chuyên khảo, giáo trình, đăng nhiều bài viết trên tạp chí chuyên ngành, chủ nhiệm nhiều đề tài cấp bộ |
18 | Bùi Nguyên Khánh | PGS
2013 |
Tiến sĩ, Đức, 2006 | Luật Kinh tế | 2007, Viện Nhà nước và Pháp luật | Chủ biên nhiều sách, đăng nhiều bài báo trên tạp chí chuyên ngành |
19 | Nguyễn Thị Giang Thu, Đại học Luật Hà Nội | Tiến sĩ, Việt Nam
2003 |
Luật Kinh tế | ĐH Luật Hà Nội, 2004 | Tham gia viết nhiều giáo trình, đề tài NCKH cấp Bộ và bài báo đã được đăng trên tạp chí chuyên ngành | |
20 | Đinh Ngọc Vượng, Viện Từ điển học và Bách khoa thư | PGS | Tiến sĩ, Liên Xô | Luật học | Viện Nhà nước và Pháp luật | Chủ biên nhiều sách, đăng nhiều bài báo trên tạp chí chuyên ngành |
21 | Nguyễn Văn Cảnh, 1975, ĐH Ngoại Thương | Tiến sỹ, 2015,
Việt Nam |
Luật Kinh tế | ĐH Ngoại thương
2015 |
Tham gia nhiều đề tài NCKH, 03 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành |
3.2. Trang thiết bị
Số TT | Tên trang thiết bị | Thuộc phòng thí nghiệm | Mô tả vai trò của thiết bị
đối với chương trình đào tạo |
Tình trạng |
1. | Phòng học, phòng họp, phòng sinh hoạt khoa học | 1 phòng học 60 chỗ
2 Hội trường lớn diện tích từ 150 – 500 m2 (Phòng Hội thảo quốc tế); 85 phòng nhỏ diện tích từ 20-60 m2; 13 phòng họp đa phương tiện; 4 phòng lab với đầy đủ thiết bị thực hành, nghiên cứu. |
Có đầy đủ bàn ghế, điện chiếu sáng, thiết bị âm thanh, thiết bị trình chiếu, máy tính, điều hòa, có khả năng truy cập Internet… phục vụ việc giảng dạy và học tập, tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế, sinh hoạt chuyên môn, …. | Tốt |
2. | Máy photocopy, máy fax, máy tính và internet | 6 phòng vi tính; 1 phòng khai thác mạng; 1 phòng đọc đa năng; Hơn 10 máy photocopy, 04 máy fax và hàng trăm máy tính để bàn + xách tay trang bị cho các đơn vị trực thuộc và đội ngũ cán bộ nghiên cứu và trên 60 máy in; Internet được kết nối toàn trường. | Mỗi phòng vi tính được trang bị trên 40 máy tính tốc độ cao; Phòng khai tác mạng với trên 60 máy tính được kết nối mạng Internet băng thông rộng; Phòng đọc đa năng với trên 20 máy tính thực hành; Máy tính được nối mạng Internet băng thông rộng trong toàn trường, hệ thống email nội bộ, mạng LAN cục bộ thông suốt 24/24; máy tính và máy in phục vụ công tác nghiên cứu và in ấn tài liệu. | Tốt |
3. | Thư viện | 15.662 đầu sách; hơn 500 đầu báo, tạp chí và nhiều loại CD, VCD, … | Phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập của cán bộ, giáo viên, sinh viên toàn trường. | Tốt |
4. | Website | Có website của Nhà trường (tiếng Việt và tiếng Anh): www.ftu.edu.vn; website của Khoa Sau đại học: sdh.ftu.edu.vn; website của Khoa Luật: law.ftu.edu.vn | Các website được thường xuyên cập nhật, công bố công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế, công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng của Nhà trường, công khai thu chi tài chính | Tốt |
3.3. Thư viện
3.4. Những đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến chuyên ngành đăng ký đào tạo
(Xem Phụ lục 2 về minh chứng các công trình đính kèm)
3.5. Các hướng đề tài nghiên cứu đang thực hiện
Số TT | Hướng nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu có thể nhận hướng dẫn học viên cao học | Họ tên, học vị, học hàm người người có thể hướng dẫn | Số lượng học viên cao học có thể tiếp nhận |
I | Hợp đồng kinh doanh quốc tế | ||
1 | Đàm phán và ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế trong môi trường đa văn hóa, đa pháp luật | PGS, TS Bùi Ngọc Sơn
PGS, TS Tăng Văn Nghĩa PGS, TS Hồ Thúy Ngọc TS Nguyễn Minh Hằng TS Ngô Quốc Chiến TS Võ Sỹ Mạnh TS Nguyễn Bình Minh TS Hà Công Anh Bảo TS Nguyễn Ngọc Hà TS Nguyễn Minh Thư |
2 |
2 | Giao kết hợp đồng kinh doanh quốc tế | 2 | |
3 | Thực hiện, chấm dứt hợp đồng kinh doanh quốc tế | 2 | |
4 | Diễn giải hợp đồng kinh doanh quốc tế theo CISG | 2 | |
5 | Điều kiện giao dịch chung trong kinh doanh quốc tế | 2 | |
6 | Luật mềm điều chỉnh hợp đồng kinh doanh quốc tế | 2 | |
7 | Xung đột pháp luật trong kinh doanh quốc tế | 2 | |
8 | Một số lưu ý khi chọn cơ quan giải quyết tranh chấp kinh doanh quốc tế | 1 | |
9 | Một số lưu ý khi lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng kinh doanh quốc tế | 1 | |
10 | Lựa chọn luật áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp kinh doanh quốc tế: Quyền và giới hạn của quyền | 2 | |
11 | Pháp luật và những vấn đề liên quan đến Hợp đồng điện tử | 1 | |
II | Giải quyết tranh chấp kinh doanh quốc tế | ||
12 | Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh quốc tế | PGS, TS Bùi Ngọc Sơn
TS Nguyễn Minh Hằng TS Nguyễn Ngọc Hà TS Hà Công Anh Bảo |
2 |
13 | Trọng tài đầu tư quốc tế | 2 | |
14 | Các phương thức phi tài phán giải quyết tranh chấp kinh doanh quốc tế | 2 | |
15 | Giải quyết trực tuyến tranh chấp kinh doanh quốc tế | 1 | |
16 | Giải quyết tranh chấp tại trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (SIAC)- những đề xuất cho Việt Nam | PGS, TS Hồ Thúy Ngọc | 1 |
17 | Giải quyết tranh chấp tại Trọng tài của Hiệp hội thương mại ngũ cốc và thức ăn chăn nuôi (GAFTA)- lưu ý cho doanh nghiệp Việt | PGS, TS Hồ Thúy Ngọc | 1 |
18 | Giải quyết tranh chấp thương mại điện tử | 1 | |
III | Các quy định pháp luật quốc tế tác động đến kinh doanh quốc tế | ||
19 | Thực tiễn áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu tại Hoa Kỳ và khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam | PGS, TS Bùi Ngọc Sơn
PGS, TS Tăng Văn Nghĩa PGS, TS Hồ Thúy Ngọc TS Nguyễn Minh Hằng TS Nguyễn Ngọc Hà TS Nguyễn Văn Cảnh |
1 |
20 | Hiệp định Chống trợ cấp và một số lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam | 1 | |
21 | Nghiên cứu một số tranh chấp về chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ tại WTO và bài học rút ra cho các doanh nghiệp Việt Nam | 1 | |
22 | Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật cho thủy sản Việt Nam khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ và khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam | 1 | |
23 | EU và việc áp dụng các Hiệp định SPS/TBT và một số lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam | 1 | |
24 | Hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam với việc tuân thủ các quy định về SPS tại một số thị trường nhập khẩu | 1 | |
25 | Các rào cản kỹ thuật tại Nhật Bản đối với hàng thủy sản | 1 | |
26 | Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc vượt qua rào cản kỹ thuật tại các thị trường nhập khẩu và bài học cho Việt nam | 1 | |
27 | AEC và những tác động tới kinh doanh quốc tế | PGS, TS Hồ Thúy Ngọc | 1 |
28 | TPP với hoạt động đầu tư của Việt Nam | ||
29 | TPP với hoạt động sở hữu trí tuệ của Việt Nam | PGS, TS Hồ Thúy Ngọc | 1 |
30 | TPP với quan hệ lao động | ||
31 | COP 21 và ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh | PGS, TS Hồ Thúy Ngọc | 1 |
32 | Một số lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư vào các nước ASEAN | PGS, TS Tăng Văn Nghĩa
PGS, TS Bùi Ngọc Sơn |
1 |
33 | Một số lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư vào các nước EU | 1 | |
34 | Một số lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa nông sản vào thị trường Asean | 1 | |
35 | Một số lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa nông sản vào thị trường EU | 1 | |
36 | Một số lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa nông sản vào thị trường Nhật Bản | 1 | |
37 | Một số lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa nông sản vào thị trường Mỹ | 1 | |
38 | Một số lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa dệt may vào thị trường EU | 1 | |
39 | Một số lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa dệt may vào thị trường Mỹ | 1 | |
40 | Hợp tác thương mại giữa ASEAN và các nước Châu Á khác: cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam | 1 | |
IV | Sở hữu trí tuệ trong kinh doanh quốc tế | ||
41 | Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong kinh doanh quốc tế và những vấn đề đặt ra | PGS, TS Hồ Thúy Ngọc
TS Lê Thị Thu Hà |
1 |
1 | |||
42 | Vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong kinh doanh quốc tế | 1 | |
43 | Môi trường pháp luật cho nhãn hiệu phi truyền thống | PGS, TS Hồ Thúy Ngọc | 1 |
44 | Pháp luật điều chỉnh hiên tượng chuyển giá | PGS, TS Hồ Thúy Ngọc | 1 |
45 | Pháp luật về nhãn hiệu sinh thái trong kinh doanh quốc tế | PGS, TS Hồ Thúy Ngọc | 1 |
46 | Điều khoản sở hữu trí tuệ trong hợp đồng kinh doanh quốc tế | 1 | |
47 | Sở hữu trí tuệ và điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng kinh doanh quốc tế | 1 | |
V | Các quy định về cạnh tranh tác động đến kinh doanh quốc tế | ||
48 | Cạnh tranh quốc tế và những thách thức đặt ra cho doanh nghiệp kinh doanh quốc tế | PGS, TS Tăng Văn Nghĩa
TS Ngô Quốc Chiến |
1 |
49 | Chính sách cạnh tranh của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt Nam khi kinh doanh quốc tế | 1 | |
50 | Chính sách và Pháp luật cạnh tranh của EU và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt Nam khi kinh doanh tại thị trường EU | 1 | |
51 | Các thỏa thuận độc quyền trong kinh doanh quốc tế | 1 | |
VI | Các vấn đề về tài chính và bảo hiểm quốc tế tác động đến kinh doanh quốc tế | ||
52 | Huy động vốn trong kinh doanh quốc tế | TS Hà Công Anh Bảo
TS Nguyễn Bình Minh |
1 |
53 | Bảo hiểm trong kinh doanh quốc tế | 2 | |
54 | Quản trị rủi ro phát sinh từ khủng hoảng tài chính | 2 | |
55 | Trách nhiệm xã hội của ngân hàng | 2 | |
56 | Quá lớn để sụp đổ: những khía cạnh pháp lý và thực tiễn phát sinh | 2 | |
57 | Pháp luật thuế trong giao dịch trực tuyến | 2 | |
58 | Pháp luật cho ngân hàng xanh | PGS, TS Hồ Thúy Ngọc | |
59 | Basel 2 với hoạt động tài chính ở Việt Nam | PGS, TS Hồ Thúy Ngọc | 1 |
VII | Môi trường pháp luật cho start- up | TS Hà Công Anh Bảo | |
60 | Pháp luật về doanh nghiệp vừa và nhỏ | 2 |
CHƯƠNG 4: CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
4.1. Chương trình khung đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Luật Kinh tế
4.1.1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
Tổng số tín chỉ phải tích lỹ: 60 tín chỉ, trong đó:
– Khối kiến thức chung: 8
– Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 37
+ Kiến thức cơ sở: 15, trong đó
Bắt buộc: 9
Tự chọn: 6
+ Kiến thức chuyên ngành: 22, trong đó:
Bắt buộc: 16
Tự chọn: 6
– Thực tập tốt nghiệp/Luận văn: 15
4.1.2. Khung chương trình đào tạo
Mã số môn học | Học phần | Số giờ, tín chỉ | ||||||
Tổng số TC | Lý thuyết | Bài tập, thảo luận | Tự học, tiểu luận, bài tập lớn | Tự học, chuẩn bị cá nhân | ||||
Phần
chữ |
Phần
số |
|||||||
Phần 1 : Kiến thức chung
(General Knowledge) |
8 | |||||||
TRI | 602 | Triết học | 4 | 45 | 0 | 75 | 60 | |
TAN | 602 | Tiếng Anh pháp lý | 2 | 30 | 0 | 30 | 30 | |
PPH | 602 | Phương pháp và kỹ năng nghiên cứu luật học | 2 | 20 | 0 | 10 | 60 | |
Phần 2 : Kiến thức cơ sở và chuyên ngành
(Core and Professional Knowledge) |
28 | |||||||
Nhóm các môn cơ sở ngành
(Core Knowledge) |
15 | |||||||
Nhóm các môn bắt buộc
(Core courses) |
9 | |||||||
PLU | 608 | Pháp luật đầu tư | 3 | 30 | 20 | 15 | 70 | |
PLU | 601 | Pháp luật doanh nghiệp | 3 | 30 | 20 | 15 | 70 | |
PLU | 610 | Pháp luật cạnh tranh | 3 | 30 | 20 | 15 | 70 | |
Nhóm các môn tự chọn-Chọn 2 trong số các môn học sau (Elective courses) | 6 | |||||||
PLU | 611 | Xung đột pháp luật trong kinh doanh quốc tế | 3 | 20 | 20 | 45 | 50 | |
PLU | 612 | Quản trị tuân thủ pháp luật | 3 | 20 | 20 | 45 | 50 | |
PLU | 613 | Pháp luật phá sản | 3 | 20 | 20 | 45 | 50 | |
PLU | 614 | Pháp luật về lao động có yếu tố nước ngoài | 3 | 20 | 20 | 45 | 50 | |
PLU | 615 | Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng | 3 | 20 | 20 | 45 | 50 | |
PLU | 616 | Pháp luật về kinh doanh bất động sản | 3 | 20 | 20 | 45 | 50 | |
PLU | 617 | Pháp luật về thương mại điện tử |
3 | 20 | 20 | 45 | 50 | |
TMA | 623 | Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới | 3 | 20 | 20 | 45 | 50 | |
TMA | 612 | Giao dịch thương mại quốc tế | 3 | 20 | 20 | 45 | 50 | |
Nhóm các môn chuyên ngành
(Professional Knowledge) |
22 | |||||||
Nhóm các môn bắt buộc
(Core courses) |
16 | |||||||
PLU | 619 | Hợp đồng tín dụng và các biện pháp bảo đảm | 3 | 30 | 20 | 15 | 70 | |
PLU | 620 | Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế | 3 | 30 | 20 | 15 | 70 | |
PLU | 621 | Hợp đồng xây dựng quốc tế | 3 | 30 | 20 | 15 | 70 | |
PLU | 622 | Trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế | 3 | 30 | 20 | 15 | 70 | |
PLU | 623 | Chuyên đề thực hành 1: Soạn thảo hợp đồng thương mại quốc tế |
2 | 6 | 30 | 27 | 27 | |
PLU | 624 | Chuyên đề thực hành 2: Trọng tài giả định |
2 | 6 | 30 | 27 | 27 | |
Nhóm các môn tự chọn-Chọn 2 trong số các môn học sau
(Elective courses) |
6 | |||||||
PLU | 625 | Giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế | 3 | 20 | 20 | 45 | 50 | |
PLU | 626 | Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế | 3 | 20 | 20 | 45 | 50 | |
PLU | 627 | Hợp đồng bảo hiểm trong kinh doanh quốc tế | 3 | 20 | 20 | 45 | 50 | |
PLU | 628 | Thương mại hóa các quyền sở hữu công nghiệp | 3 | 20 | 20 | 45 | 50 | |
PLU | 629 | Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp | 3 | 20 | 20 | 45 | 50 | |
PLU | 630 | Pháp luật về thương mại dịch vụ | 3 | 20 | 20 | 45 | 50 | |
TCH | 613 | Tài chính quốc tế | 3 | 20 | 20 | 45 | 50 | |
QTR | 624 | Lãnh đạo trong môi trường toàn cầu | 3 | 20 | 20 | 45 | 50 | |
Phần 3: Luận văn thạc sĩ/Thực tập tốt nghiệp | 15 | |||||||
Tổng cộng | 60 |
[1]Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB CTQG, 2011, tr. 77.